SEO giờ đã khác (phần 1)

Đây là một bài viết của mình trong diễn đàn MMO chia sẻ về những cái nhìn cá nhân mình cảm nhận thời gian đầu làm SEO cho các sản phẩm Jvzoo. Mình post lại đây trên blog cá nhân để mọi người tham khảo.

(có thể một số kiến thức trong bài viết đã cũ, nhưng tư duy thì mình nghĩ không cũ)

Nhân dịp kỉ niệm sinh nhật 2 tháng trở thành MMOer, mình viết bài đầu tiên của mình trong diễn đàn. Mình nhấn mạnh: mình chỉ là NEWBIE, nên bài viết này là những gì mình quan sát và học hỏi sau 2 tháng.

Khi mình nói “SEO giờ đã khác!” thì cũng là quá muộn nếu so sánh với xu hướng chung của thế giới. Những ngày qua mình đã thử nghiệm và học hỏi nhiều cách và nhận thấy một điều: Các SEOer mình biết sau 2 tháng MMO đa phần là Backlink spammer chứ không hẳn là một SEOer thực sự. Những bài học mà chúng ta dạy nhau khác với những gì mà các pro trên thế giới chia sẻ. Mình muốn tìm một pro nào đó đúng nghĩa SEOer ở Việt Nam nhưng khó quá, chắc mình chưa có cơ hội được gặp thôi.

Spam link – Thói quen khó bỏ!

Mình không thích những công việc có tính chất lặp đi lặp lại mà không có yếu tố sáng tạo. Nó làm mình phát ngấy. Việc tạo tài khoản, chèn link, rồi lại tạo tài khoản, chèn link…là một trong những công việc như thế. Nếu xét kĩ nó mâu thuẫn rõ ràng với Link Schemes mà google đã hướng dẫn. Nó tạo ra rất nhiều unnatural links và hoàn toàn bất lợi cho site.

https://support.google.com/webmasters/answer/66356?hl=en

(các bạn chịu khó đọc Link Schemes, nó ngắn thôi, biết đâu sẽ thấy bản thân mình trong đó!)

Mình đã làm như thế nhưng thôi mình không làm nữa. Càng làm thấy càng mệt. Tự nhiên nhiều lúc thấy mình xem thường thuật toán của google. Làm thế nào mà chúng ta lại sử dụng chính trình duyệt của google, cùng chung một IP để gắn link lung tung mà vẫn bảo backink đó là tự nhiên được nhỉ. Không những thế còn dùng cả Submit url Tool của chính Google Console để ping link. Làm vậy có khác nào “vạch áo cho người xem lưng” mà lại không biết mình đang “vạch áo cho người xem lưng”. (đây là loại người thứ 4 theo cách phân loại của Khổng Tử: không biết mình không biết).

Hệ quả là, người Việt Nam chúng ta đã “xả rác backlinks” cho các sản phẩm Jvzoo trên khắp các diễn đàn và mạng xã hội. Thế nên, nghĩ kỹ lại mình không làm nữa.

Nhều bài hướng dẫn các mô hình đi link chuyên nghiệp kiểu kim tự tháp, bánh xe này nọ. Nhưng những kiến thức này mình xác định là đã cũ. Theo thời gian, Google hoàn toàn biết đây là các backlink building patterns. Chịu khó lên youtube tìm những bài phát biểu từ các đại diện google sẽ thấy. Bạn có build thế nào đi nữa không thể nào qua mắt được AI (không phải “ai” mà là “trí tuệ nhân tạo”).

Dùng TOOL bắn link – Sai lầm chết người

OK, mình cũng đã làm thế. Mình tìm một gig trên fiverr với giá 5$ để build link cho một youtube video nhằm mong rằng video của mình sẽ lên top. Đúng là có lên trang 1 nhưng chỉ được nửa ngày rồi không còn thấy đâu nữa. Quả thật là tai hại. TẤT CẢ NHỮNG DỊCH VỤ XÂY DỰNG BACKLINK “KHỦNG” ĐỀU DÙNG TOOL. Chẳng ai rỗi hơi xây dựng cho bạn “100 backlinks tự nhiên” chỉ để đổi lấy 5-10$ cả. Mình cạch luôn, không bao giờ ngó ngàng tới mấy dịch vụ như vậy. Những dịch vụ này sống được là nhờ “sự thiếu hiểu biết” của quá nhiều người (và từng có mình trong đó), nó mạnh đến nỗi tạo ra cả một thị trường buôn bán link cho hàng triệu người “thiếu hiểu biết” trên toàn thế giới. Nếu bạn theo dõi blog của các pro trên thế giới họ chẳng bao giờ khuyến khích người đọc làm vậy.

Lạm dụng Rick Anchor Text và Spinning Content – Lại xem thường Google!

Chả hiểu nỗi, năm 2017 rồi, nghĩa là thuật toán lập trình không còn là “IF…THEN…ELSE” nữa, nó đã thay thế bằng thuật toán “chọn lọc tự nhiên” (ai hiểu sẽ hiểu). Đồng thời công nghệ máy học cho ngôn ngữ đã lên đến đỉnh cao với thuật toán nơ-tron (mà facebook là kẻ đi đầu). Google không còn dùng từ hoặc cụm từ để xác định relevant content mà dùng thuật toán co-citation (đồng trích dẫn) và co-occurrence (đồng xuất hiện) để biết chính xác đâu mới là nội dung đáng đề cập.

Đại khái nghĩa là thế này, cách đây hơn năm, mình có chia sẻ một bài viết tên là “lời khuyên cho ai mới học tiếng Nhật” mà không hề có ý định SEO với longtail keyword “học tiếng nhật có khó không” nhưng nếu search với từ “học tiếng nhật có khó không” thì mình vẫn nằm trong TOP 3 của trang 1. Lúc đó mình không hề có ý định trở thành SEOer và chẳng biết gì về Longtail Keyword. Google thông minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều!!!!. (nghiệm lại tự phát biểu: muốn trở thành SEOer hãy SEO như không SEO)

Còn spinning content cũng thế, spin content là thuật toán tìm từ đồng nghĩa. Lập trình viên nào giỏi một chút cũng có thể tự viết một chương trình như thế. Hỏi thiệt có bao giờ bạn đọc lại sentences mà content spinner tạo ra không? Nó thiếu tự nhiên vô cùng, là thứ tiếng Anh không thuần túy và gây khó chịu cho người đọc. Vậy mà mấy tác giả của những phần mềm như thế lúc nào quảng cáo quá lố để bán được hàng.

Content “rác” mà vẫn tưởng là chất lượng!

Đã từ lâu, bất kỳ email nào có nội dung quảng bá sản phấm đều được đưa vào promotions tab (ai để ý sẽ thấy). Mà người dùng chỉ truy cập vào promotions tab chỉ để xóa bớt mail đỡ nặng storage chứ chẳng ai tìm sản phẩm để mua cả. Chính sự thay đổi này của google đã khiến nhiều vendor hụt hẫng vì chơi LIST Building. Mình nói vậy nghĩa là gì, nghĩa là google hoàn toàn hiểu nội dung email và xác định đây là mail bán hàng. Thế nên không khó khăn gì để hiểu bài viết bạn tạo ra là bài viết bán hàng, thậm chí chúng ta copy và spin content từ sale page thì việc xác định này càng dễ dàng hơn (chưa kể nạn trộm cắp bài viết đầy nhức nhối!). Rốt cuộc, google luôn đứng về phía người dùng nên content như thế chẳng thế nào “chất lượng” được.

Thực tế mà nói, chúng ta không REVIEW, chúng ta chỉ REWRITE mà thôi!

Theo quan sát sau 2 tháng thực hành với Product launch Affiliate, mình thấy bài nào cũng giống bài nào, cùng chung một bố cục, chưa kể copy y chang nhau. Làm vậy thì google không thể xác định là unique được mà chúng ta đang tạo ra một pattern để google dễ nhận thấy mà đánh giá thấp hơn. Nghĩa là, càng nhiều bạn thực hành y chang nhau thì thị trường Jvzoo Affiliate càng “xuống cấp”. Có thể chính vì lý do đó mà ClickBank đã nghỉ chơi với đơn đăng kí nào đến từ Việt Nam. Ôi buồn!

Không quan tâm gì đến trải nghiệm người dùng, chỉ quan tâm có Click hay không

Có bao giờ bạn xem headmap của site mình không? Người xem chỉ cần đọc vài câu đầu, kéo sơ sơ qua bài viết lại thoát ngay vì biết “lại là site quảng cáo!!”. Visitor chả có gì cả ngoài việc đọc và click (thậm chí còn không click chuột phải để select text được). Nếu mình là visitor thì cũng phát ngấy mà thôi. Thêm nữa, site thì lúc nào cũng bảo là có marketing Tips này nọ mà những bài viết này thì tìm mòn mắt cũng không ra.

Từ năm ngoái, nhiều diễn đàn SEO và experts trên thế giới đã nhấn mạnh “trải nghiệm người dùng” sẽ là yếu tố ưu tiên để quyết định thứ hạng trên SERPs. Từ năm ngoái rồi nhé. Còn năm nay, mới hôm kia tại sự kiện google i/o đã ra mắt Google Home, hỏi cái gì nó trả lời cái đó. Các Expert lại dự đoán AI sẽ quyết định thứ hạng tìm kiếm để trả lời người dùng. Mà AI thì đang thông minh lên tính bằng GIÂY, nó không xem trang 1, trang 2 hay trang 1xx … mà chỉ đưa ra kết quả nào “chất” nhất mà thôi (mình không rãnh nói thêm). Thôi nói xa quá, nói gần lại: Thuật toán thứ hạng có thể thay đổi, nhưng thứ duy nhất mà thuật toán này KHÔNG THỂ THAY ĐỔI đó là “chất lượng content” và “trải nghiệm người dùng”. Thành thử, có thể lắm người ta sẽ định nghĩa lại khái niệm SEO, không còn là SEO on-page và SEO off-page nữa mà là “chất lượng content” và “trải nghiệm người dùng”. Chính vì thế gần đây, đã xuất hiện một số bài viết trên HORA (một trang lấy nguồn cho bài viết) từ nhiều chuyên gia có tựa đề dạng như “dự báo trước cái chết của kĩ thuật backlink building”…

Bác nói thế nào chứ vẫn kiếm được tiền đó thôi?!!

Đúng! Không kiếm được tiền thì làm để làm cái gì. Lý do vẫn kiếm được tiền là vì đặc thù của product launch, nhân tiện nói luôn, cái chúng ta đang làm không phải là product launch mà là product launch affiliate, và product launch affiliate có những đặc thù riêng khiến cho việc SEO từ khóa về các sản phẩm này khác với từ khóa của các sản phẩm khác. Cụ thể như sau:

Đặc thù của Product Launch: Big data cho từ khóa chưa đủ lớn

Nếu bạn chưa bao giờ nghe khái niệm về big data từ tự search nhé. Bài này dài quá rồi. Chính bản thân Google là một cỗ máy phân tích Big data. Mỗi từ khóa có một big data riêng và theo thời gian nó được phân loại về tính cạnh trạnh cùng nhiều yếu tố khác. Các vendor rất khôn khéo khi cố tình đặt tên sản phẩm sao cho thật unique (nếu đọc hướng dẫn trở thành vendor sẽ thấy). Mục đích cúa nó là để một khi search với từ khóa tên sản phẩm đó thì kết quả sẽ chính xác hơn. Đôi khi bạn search tên sản phẩm, google còn bảo bạn sai chính tả và đề xuất sửa lại. Thế nên, những bài review về tên sản phẩm mới sẽ trở nên rất mới với google, nó không đủ lượt tương tác cần thiết để xác định “trải nghiệm người dùng”, và cũng không đủ big data để biết được site của bạn chất lượng ra sao. Nó đành phải sử dụng các yếu tố còn lại như traffic, backlinks, tuổi site, SEO on-page…

Thế nhưng, một khi site nào đó có đầy đủ các uy tín từ yếu tố chất lượng nội dung đến trải nghiệm người dùng…thì chính những yếu tố này sẽ đẩy bài viết được ưu tiên trên SERPs. Bất chấp bạn có cố ý hay không cố ý SEO với từ khóa mới.

Thuật toán không thể thay đổi tức thời

Bạn biết đấy, thuật toán google chỉ cần cập nhật một chút thôi thì hàng triệu công ty hưởng lợi song song với hàng triệu công ty khác suy giảm doanh thu. Chưa kể đến những cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta. Người ta dự đoán cái chết của kĩ thuật backlink building là hoàn toàn có cơ sở, nhưng cần thời gian để điều đó được thực hiện 100% sau khi đã xác định được ngoại lệ (kiểu như phân biệt giữa tự nhiên và không tự nhiên). Diễn đạt cách khác, là chúng ta đang trong cái giai đoạn quá độ để nhìn thấy sự tiến hóa trọn vẹn của thuật toán quyết định thứ hạng. Nếu bạn muốn “long run” với sự nghiệp SEO thì cần phải đổi mới. Vì vấn đề chỉ là sớm muộn thời gian.

4 Comments on "SEO giờ đã khác (phần 1)"


  1. Chả biết bạn học ở đâu, nhưng ở Hà nội, mình thấy Việt Moz và VinaLink đều OK mà. Việt Moz dạy cách xây dựng cấu trúc Web tốt nhất cho dự án cần SEO. Vinalink nặng mảng Content, tối ưu hóa giao diện người dùng qua các vấn đề như link ngữ cảnh,…Mình thấy hay mà. Bản chất về SEO, từ xưa cho đến nay, chưa bao giờ khác, có khác chăng từng thời điểm, thời kỳ và đối thủ, để lên chiến lược cho hợp lý.

    Reply

    1. Bài này mình đăng lại lúc mới làm SEO, nhận thấy những cái không đúng trong việc các newbie làm SEO cho các sản phẩm số Jvzoo. Chứ ko có ý phản đối j cách làm SEO của các anh chị đã kinh nghiệm.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *