Một vài kinh nghiệm để giữ visitor ở lại site của bạn lâu hơn

Muốn giữ visitor ở lại trang của bạn lâu hơn, thì ngay từ khi bắt đầu xây dựng website, bạn cần chú trọng mọi yếu tố nhỏ nhất trên giao diện và đảm bảo nó không thừa. Theo quan điểm của mình, bạn không nên xây dựng một site với theme quá phức tạp và cố gắng nhồi nhét quá nhiều yếu tố. Có rất nhiều site owner chỉ bắt chước người khác, site người ta có cái gì cũng muốn site mình có cái đó, chứ không thật sự tự trả lời xem “visitor của site tôi có thật sự cần nó hay không?”. Chính vì tâm lý thích bắt chước đó mà có rất nhiều site phạm phải những sai lầm đáng tiếc làm cho Exit rate tăng cao và ảnh hưởng xấu đến thứ hạng. Sau đây mà một vài thực trạng mà mình nhận thấy rất nhiều sites đang mắc phải, nhất là những blog cá nhân.

Có một vài yếu tố quan trọng khác nữa mà mình không đề cập cụ thể trong bài viết này như:

  • Tốc độ load trang
  • Responsive
  • Design
  • Chất lượng nội dung
  • Mô hình kinh doanh (blog, bán hàng, forum…)

Những yếu tố trên cũng ảnh hưởng mạnh đến trải nghiệm người dùng, tuy nhiên đã có quá nhiều bài viết đề cập đến nó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Những gì mà mình đề cập sẽ thiên về tiểu tiết hơn. Dù là tiểu tiết nhưng ảnh hưởng của nó cũng không ít. Nếu site của bạn có mắc phải một trong những sai lầm nào sau đây, bạn nên cân nhắc để thay đổi sớm.

Font chữ quá nhỏ

Mình khẳng định với bạn rằng, những trang web sau này font chữ thường to hơn những trang web về trước. Lý do thời gian người dùng sử dụng thiết bị màn hình bé (4-7inche) như di động, tables… đang tăng cao và vượt hơn cả thời gian sử dụng máy tính. Một lý do nữa của xu hướng desgin ngày nay là đơn giản và nổi bật những cái quan trọng. Thế nên, nếu màn hình responsive chỉ toàn text thì text phải đủ lớn để người dùng thoải mái khi đọc. Chính cảm giác dễ đọc đó người ta mới hiểu được điều bạn truyền đạt, và cơ hội để thuyết phục người đọc cao hơn. Bạn thử mở trang web của mình bằng một chiếc iphone, nếu text hiển thị như hình sau thì bạn đã thất bại.

Font chữ nhỏ quá gây khó đọc, người xem thiếu kiên nhẫn sẽ thoát cho rồi.

Một vấn đề về font chữ nữa, đó là bạn không nên chọn font chữ nào có đường gạch chân phía dưới (kiểu như Time New Roman….), mình nhận thấy nhiều trang tin tức vẫn còn sử dụng những font chữ này, thoạt nhìn có vẻ trang trọng như thực chất sẽ gây khó đọc sau phút đầu tiên.

Bạn có thể xem lời khuyên của Robert Mohns trong một bài viết rất hữu ích của anh ấy : “What’s the best font size for the web?

Không tạo liên kết bên trong content

Mình biết có nhiều plugin tạo link nội bộ và mình cũng đã từng sử dụng nhưng sau một thời gian thì mình quyết định chèn link thủ công. Chỉ có bạn mới biết bài viết nào thật sự liên quan và hữu ích để đánh vào tâm lý của người đọc. Nên bạn hãy tự tay mình mà insert những đường link nào bạn cho là cần thiết, để khi visitor đã cảm thấy chán với nội dung hiện tại, họ vẫn còn những đề xuất khác mà click vào, thay vì thoát ra ngay. Tuy nhiên, vấn đề này không được lạm dụng quá, ở mỗi <h2> bạn chỉ nên dùng 1-2 link liên quan là được. Việc lạm dụng quá nhiều liên kết với rick-anchor text sẽ ngây hại cho site của bạn. Bạn có thể chèn link liên quan bằng cách đặt nó bên dưới từng đoạn văn. Đây là cách làm an toàn và hữu hiệu nhất.

Giả sử bạn viết một bài với chủ đề “Xu hướng Online Marketing 2018” trong đó bạn có đề cập đến Cinemagraphs và GIFs và thêm nhiều yếu tố khác. Vì giới hạn của bài viết bạn không thể nói chuyên sâu hơn về Cinemagraphs và GIFs nên ở cuối đoạn văn nói về hai định dạng hình ảnh này, bạn có thể chèn thêm link dạng như:

  • “Sự khác biêt giữa Cinemagraphs và GIFs”
  • “Sự phát triển thần kỳ của GIPHY – hơn 100 triệu người dùng mỗi ngày”

Như vậy, visitor luôn có những lựa chọn khác hấp hẫn để ở lại trang của bạn lâu hơn.

Không tạo điểm nhấn cho content

Không khó để bắt gặp những bài viết toàn chữ với chữ. Nhìn vào thật sự rất buồn ngủ. Việc tạo điểm nhấn cho content không hề khó, nhưng nhiều blogger bỏ qua điều này. Bạn có thể tạo điểm nhấn bằng một số cách đơn giản như:

  • Tạo QUOTE: bạn chọn ra trong bài viết của mình một câu tâm đắc nào đó. Đó có thể là ý kiến cá nhân bạn về một vấn đề, ý kiến phản biện, một nhận định nhiều người không biết, hoặc câu cốt lõi của đoạn văn, và trình bày dạng QUOTE có gắn kèm avartar hoặc đường link tài khoản twitter…Có thể visitor sẽ lươt nhanh qua bài viết, nhưng đến những QUOTE này họ sẽ dừng lại để chiêm nghiệm điều bạn nói.

Có thể visitor sẽ lươt nhanh qua bài viết, nhưng đến những QUOTE này họ sẽ dừng lại để chiêm nghiệm điều bạn nói

  • In đậm và đổi màu những chữ quan trọng: văn viết nó khác văn nói ở chỗ người đọc sẽ không cảm được ngữ điệu của bạn nhấn mạnh vào những từ quan trọng nào. Thế nên hãy in đậm và đổi màu chữ đó để tạo sắc thái, giúp người đọc hiểu rõ hơn về quan điểm của bạn. Như vậy, họ sẽ có cảm giác đang “nghe bạn nói” hơn là đang đọc bài bạn viết.

Tận dụng Cinemagraphs và GIFs

Mình chủ động đề cập đến Cinemagraphs và GIFs là vì đó cũng là chủ đề mình quan tâm gần đây. Mình không khuyến khích bạn sử dụng nhiều hơn 1 hình GIF trong bài viết. Nhưng nếu có sự xuất hiện của hình GIF, visitor chắc chắn sẽ ngưng lại một lúc để nhìn. Khả năng kì diệu của GIF là nó có sức mạnh giữ mắt người dùng không rời khỏi màn hình.

Đây là phản ứng thông thường của một người khi truy cập vào trang có hình GIF.

  • Nếu họ kiên nhẫn đọc nội dung từ trên xuống, đến chỗ có GIF, họ sẽ ngưng lại và nhìn hình ảnh đó lặp đi lặp lại ít nhất 3 lần. Đây là giây phút họ cảm thấy thú vị và có hứng thú đọc tiếp bài của bạn.
  • Nếu họ không kiên nhẫn đọc nội dung mà chỉ cuộn màn hình để học các tiêu đề, đến chỗ có hình GIF, họ sẽ ngưng lại. Vì không hiểu vì sao hình gif này lại xuất hiện ở đây, nên họ sẽ quyết định đọc caption, và đọc nội dung.

Như vậy, trong mọi trường hợp Gif luôn phát huy tác dụng giữ chân người dùng.

Không biết thu thập mail đúng cách

Có được email người dùng là cách để bạn giữ chân người dùng lâu nhất. Họ sẽ quay lại site của bạn qua email marketing. Còn không, ít nhất bạn cũng cố gắng sao cho họ có thể like trang facebook của bạn, để sau này còn sử dụng chatbot marketing. Thế nhưng, mình biết một vài lý do khiến cho việc thu thập mail này không thành công thậm chí gây khó nhiều người dùng. Đáng buồn là rất nhiều site owner mắc phải những lỗi như thế này.

  • Popup hiện lên ngay từ 5 giây đầu tiên truy cập: Bạn không nên làm như vậy, 99% trường hợp này là visitor sẽ đóng popup, vì nó làm ngắt quãng dòng suy nghĩ của họ. Những visitor đến từ kết quả tìm kiếm là họ đang tìm câu trả lời cho vấn đề gì đó, nên hãy để cho họ đọc content, cho đến khi họ cuộn đến ½ hay ⅔ trang thì bạn mới hiện popup. Theo mình, tốt nhất là hãy để popup hiện lên ở cuối content.
  • Popup không được cá tính hóa bằng hình ảnh của site-owner: mình thấy ít ai đề cập đến vấn đề này. Mình sẽ phân tích cho bạn hiểu ở khía cạnh tâm lý người dùng. Khi bạn đặt ảnh của mình trên pop-up và mời gọi nhập mail, visitor sẽ có cảm giác là họ đang tương tác giữa họ với chính bạn (giữa người với người), để sau này lắng nghe những lời khuyên từ bạn. Còn nếu popup chỉ là vài hình ảnh desgin mà không có ảnh của bạn, thì blog của bạn không hơn gì những trang bán hàng giảm giá, visitors sẽ không cảm thấy an tâm vì không rõ mình sẽ chia sẻ thông tin liên lạc cho ai. Nếu bạn không chắc, hãy thử đi. (dĩ nhiên là nội dung bạn cung cấp phải chất lượng, đó luôn là yếu tố căn bản).

Content quá ngắn

Backlinko đã phân tích 1 triệu kết quả tìm kiếm và nhận thấy những bài viết nằm trong TOP 10 kết quả tìm kiếm đa phần là từ 1700 kí tự. Có thể điều này sẽ quá sức vì bạn không phải là một chuyên gia, nhưng nó chứng minh cho bạn thấy google ưu ái nội dung chất lượng đến mức nào. Đừng giới bản thân nhưng hãy cố gắng research để có được những bài viết chất lượng hơn và dài hơn.

Nếu thời điểm hiện tại, bạn không thể viết một bài dài quá như vậy, thì trong blog của bạn cũng có 20% số bài viết chất lượng từ 1,500 – 2500 từ. Theo bufferapp.com những bài viết đạt được độ dài này thường được chia sẻ mạnh trên các trang mạng xã hội.

Một bí quyết để có thể viết dài và chất lượng là hãy viết dạng LIST post. Một vài lý do bạn nên chọn LIST post là vì:

  • Dễ viết hơn: vì LIST post chỉ liệt kê những vấn đề có liên quan đến chủ đề chung chứ không đi sâu vào bàn luận chi tiết từng vấn đề một. Như vậy writer có thể tổng hợp và tạo được một bài viết dài chứa đựng nhiều thông tin hay.
  • Người đọc ở lại lâu hơn: bạn nên đếm ngược LIST post theo mức độ quan trọng để tăng tính hâp dẫn, đừng liệt kê theo kiểu 1-2-3-4… nhưng ngược lại 5-4-3…1 nhưng vậy kích thích người đọc tiếp tục đọc.

Ngoài ra, theo Buzzsumo, mức độ chia sẻ trung bình của LIST post chỉ đứng sau Infographic, và hơn cả Video và những bài viết dạng “how to..”

Ngày nay, có rất nhiều blogger vì cố gắng viết nội dung cho dài mà cứ cố gắng diễn đạt một vấn đề theo nhiều cách khác nhau, giống như một kẻ lải nhải. Mình nghĩ, bạn nên chọn LIST post để tránh trường hợp như thế.

Kết luận

Trong danh sách những yếu tố trên là mình đề cập dựa vào kinh nghiệm cá nhân, trong tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều yếu tố khác phải thêm vào. Tuy nhiên, cái vấn đề căn bản vẫn là 2 việc: thứ nhất, hãy đặt mình vào vị trí visitor để hiểu cảm giác họ trải nghiệm, thứ hai, hãy cập nhật sự thay đổi của ngành công nghiệp internet marketing từng ngày để không trở thành kẻ bị bỏ lại quá xa.

Posted in:

2 Comments on "Một vài kinh nghiệm để giữ visitor ở lại site của bạn lâu hơn"

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *