Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền khi làm MMO?

Với một chiếc laptop cá nhân có kết nối internet và vài tài khoản thanh toán? Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ MMO?

Nếu bạn muốn có câu trả lời nhanh cho đỡ mất thời gian đọc bài thì mình nói ngay. Khả năng mình hiện có thể kiếm khoảng 1.000 đô/tháng từ MMO cho đến thời điểm viết bài, chỉ với laptop cá nhân và không thuê thêm ai. Còn giới hạn thu nhập của MMO thì mình chưa thấy. Nhưng mình biết nhiều case study lên đến hàng chục ngàn đô/tháng mà không cần phải phát triển như một doanh nghiệp nhiều nhân viên gì cả, là hoàn toàn có thật.

Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn thì có thể đọc qua một vài chia sẻ sau đây của mình.

Hiểu đúng về MMO?

MMO nghĩa là “Make money online”. Ngày xưa (cách đây chục năm), khái niệm này được nhắc đến ở Việt Nam để chỉ về mấy đứa mới lớn cứ cắm mặt vô máy tính. Và bằng cách kỳ lạ nào đó, mà chúng nó có thể kiếm ra tiền.

Nhưng bây giờ, bất cứ lĩnh vực business nào cũng online. Thế nên, khái niệm MMO trở thành một lĩnh vực sâu rộng đúng nghĩa. E hèm! Ý mình là nó hoàn toàn có thể trở thành một ngành học trong trường cao đẳng hoặc đại học. Mà thực ra, chuyên môn gần với nó nhất chính là “Digital Marketing”.

Nhưng MMO bây giờ, cũng không chỉ duy Digital Marketing. Nó trở thành một chiến lược để làm ra tiền trên internet hoặc chủ yếu bằng internet. Nghĩa là nó đòi hỏi chúng ta có kế hoạch, có vốn (đôi khi vốn 0 đồng), có sự đầu tư đúng mực…dĩ nhiên có cả sự cạnh tranh (và sự cạnh tranh bây giờ rất khốc liệt).

Từ đó, người người MMO, nhà nhà MMO. Doanh nghiệp tỷ đô cho đến công ty quèn mới thành lập cũng MMO. Vì khách hàng ở hết cả trên internet. Không kiếm tiền online thì biết kiếm tiền ở đâu cho lại kip?

Thu hẹp quy mô MMO cho cá nhân nhỏ lẻ…

Nhưng MMO lại có một đặc tính hấp dẫn. Đó là nó phù hợp với nhiều đối tượng. Hay nói cách khác, điều kiện cần của nó quá đơn giản để đa phần đều đáp ứng được. (Chưa nói đến điều kiện đủ).

Nếu thu hẹp quy mô MMO cho một cá nhân nhỏ lẻ, muốn kiếm tiền trên mạng với vốn liếng tiền bạc và thời gian ít ỏi, thì có thể bao gồm những gạch đầu dòng sau:

  • Phương tiện hữu hình: Laptop có kết nối internet.
  • Phương tiện vô hình: Kiến thức & tư duy digital marketing

Nguồn lực khách hàng từ Internet khá mạnh mẽ. Tùy theo mức độ nắm bắt của bạn đối với các phương tiện trên, thì thu nhập từ MMO của bạn cũng sẽ tương ứng.

Đừng xem thường khả năng thành công của một cá nhân nhỏ lẻ. Cá nhân mình không phải là một MMOer thành công gì lắm, nhưng mình biết những case study rất đáng ngưỡng mộ.

Những ưu nhược điểm khi cá nhân nhỏ lẻ làm MMO

Mình không viết cho đối tượng doanh nghiệp. Nên nếu bạn chỉ “một người một ngựa” như mình, thì có thể đối diện với một vài ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Thời gian đầu không có doanh thu, hơi cực. Đôi khi tuyệt vọng. Nhưng khi bạn đạt được những thành công nhất định. Kéo theo đó là thu nhập thụ động – theo nghĩa không cần làm quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu. Thì đến lúc đó, bạn được tự do hơn kiểu “làm công ăn lương” rất nhiều.
  • Bạn có nhiều tùy chọn cho xuất phát điểm. Rất nhiều phương cách bỏ rất ít vốn, không phải thuê mặt bằng hay người làm như nhiều mô hình kinh doanh khác. Thế nên, học sinh cấp 3 thậm chí cấp 2 cũng làm MMO được.
  • Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Được tự do về thời gian cho những mối quan hệ khác.

Nhược điểm:

  • Thành công không dễ đến ngay. Rất nhiều người bỏ cuộc. Hoặc là thu nhập đem về không đáng với công sức bỏ ra. Đôi khi bị dính vào những dự án lừa đảo, gây ảnh hưởng nặng nề.
  • MMO đòi hỏi khả năng tự học rất cao. Những ai quen với kiểu “biểu gì làm nấy”, chỉ rập khuông, hoặc muốn an toàn đến mức thụ động thì khó làm tới nơi.
  • Thậm chí khi đã thành công thì bị đạt đến ngưỡng giới hạn nguồn lực. Muốn làm vượt hơn phải chuyển mình trở thành một doanh nghiệp rõ ràng để gia tăng tiềm lực.

Vậy đó, nhưng dù cách nào đi nữa. Cũng không có chuyện “không làm gì cũng có tiền“. Đó là láo.

Những nguồn thu đến từ MMO

Mình liệt kê ra đây một số nguồn thu thông thường đối với 1 người làm MMO (hay gọi là MMOers).

#01. Tiền đến từ những ông lớn hay bên thứ ba

Những ông lớn hiện tại có thể điểm danh được như Google, Facebook, Amazon, Shoppe, Lazada…và còn có thể có những cái tên khác trong tương lai. Đừng nghĩ theo cách này thì bạn “thụ động”, hay lệ thuộc. Việc hợp tác này khiến đôi bên cùng có lợi.

  • Sở hữu một blog với lượng truy cập tương đối nhưng uy tín và được nhiều người nhắc đến. Bạn hoàn toàn có thể mở rộng khả năng kiếm tiền với Google Adsense. Hoặc một kênh Youtube được là đối tác của Google vẫn là xu hướng cho đến tận bây giờ.
  • Phát huy khả năng của bạn thân mà bạn tin mình là thế mạnh, có thể khoe nó để tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội Facebook. Trở thành nguồn tiếp cận khách hàng cho sản phẩm tương lai. Và hơn hết, một thương hiệu cá nhân trên Facebook luôn là đối tượng săn đón nhiều doanh nghiệp.
  • Amazon nói riêng và các nền tảng thương mại điện tử nói chung là mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền từ tiếp thị liên kết. Một phương cách mà bạn không cần lo chuyện nhập hàng, quản lý, vận chuyển gì cả…chỉ giới thiệu người mua và nhận hoa hồng.

Về cơ bản, đây cũng như bạn làm thuê cho người ta vậy thôi. Đôi khi đó không phải là những ông lớn. Nhưng chỉ cần là một bên thứ ba nào đó nó được lượng khách hàng tiềm năng để bạn “câu khách” giúp họ. Nếu tiềm lực tiếp cận khách hàng của bạn mạnh hơn, đôi khi họ tìm đến bạn trước khi bạn tìm đến họ.

#02. Tiền đến từ việc bán dịch vụ của chính bạn

  • Nếu bạn có một khả năng gì đó có thể phát triển nó thành dịch vụ cá nhân. Như design, thiết kế web, viết nội dung, coding… thì có thể tìm nến những nền tảng như fiverr, thuengay, vlance, freelancer…. để tìm kiếm những khách hàng đầu tiên.
  • Một cách khác tương đối phức tạp hơn. Mình cũng lập trang bán dịch vụ và sử dụng plugin Simple Membership. Nghĩa là bạn tự tin trong việc bán tư cách thành viên cho người dùng. Nó đòi hỏi bạn phải tạo ra được dịch vụ/sản phẩm số nào đó thuyết phục được người dùng tin tưởng và trả tiền.
  • Nếu bạn thành công trong một lĩnh vực nào đó bất kỳ. Có thể tạo những khóa học online, ebooks để bán nó cho người quan tâm. Kể cả những tài năng về âm nhạc, hay tài năng về kinh doanh, hay thậm chí những lĩnh vực độc lạ mà chỉ bạn mới có. Miễn là có người quan tâm.

#03. Kết hợp giữa sản phẩm vật lý và quảng bá trên nền tảng thương mại điện tử

  • Có rất nhiều case study kiếm tiền khủng với hình thức này. Không nhất thiết cứ phải là nền tảng thương mại điện tử nước ngoài. Mà ngay cả cái tên trong nước như shopee, lazada… cũng trở thành nơi để bạn bán sản phẩm.
  • Hình thức này đỏi hỏi vốn nhất định thời gian đầu. Ít ra cũng để bạn nhập hàng và xây dựng thương hiệu, quảng cáo đẩy. Đôi khi bạn không nhất thiết phải là người sản xuất. Nhưng chỉ cần tìm kiếm nguồn hàng, list sản phẩm. Và tiếp cận khách hàng.
  • Mở rộng của lĩnh vực này bạn có thể tìm kiếm những từ khóa liên quan như dropshipping, fulfillment, POD (print of demand)…Tuy nhiên, lĩnh vực này lại không dành cho người mới, hoặc người quá ít vốn.

Cá nhân mình không rành về cái thứ ba này, nên hiểu biết có phần hời hợt. Con đường MMO của mình cũng chỉ dừng lại ở cái số #01 và #02. Vẫn còn nhiều cao thủ ngoài kia với những cách thức đa dạng hơn.

Những con đường mà các MMoers mới hiện tại thường chọn

Trong khả năng giới hạn của mình, mình nhận thấy có một vài con đường mà các MMoers hay chọn như sau:

  • Bắt đầu bằng blog, kênh video, kênh mạng xã hội –> kiếm tiền bằng tiếp thị liên kết, quảng cáo, hợp tác PR.
  • Sáng tạo sản phẩm số và dịch vụ online –> tạo nền tảng online để bán nó và tăng nguồn thu bằng các công cụ marketing.

Đôi khi, các MMoers lâu năm nhiều kinh nghiệm kết hợp cả hai con đường này. Và cũng trở thành một influencers có tầm ảnh hưởng trong giới MMO.

Nói riêng về lĩnh vực tiền ảo

Đây là lĩnh vực mới mà được nhiều MMoers chú ý 3 năm trở lại đây. Nhưng theo mình, đây là lĩnh vực nhiều “cám dỗ”. Kích thích lòng tham của nhiều người. Và hình thức này mau chóng biến tướng dễ trở thành lừa đảo, ngụy biện, kiếm tiền bất chấp lương tâm.

Dĩ nhiên, cũng có một số cách rất đàng hoàng. Nhưng riêng lĩnh vực này, bạn cần nhận thức rõ ràng những rủi ro. Và có trách nhiệm cảnh báo cho người tham gia thông qua bạn. Bất cứ lời kêu gọi nào từ bạn hay từ ai khác mà không đi kèm cảnh báo, đều có thể khiến người tham gia dẫn đến chỗ mất tiền, đôi khi nợ nần. Tài chính mà! Nó khá là hên xui với đa phần công chúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *